Một loại dược liệu quý hiếm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế.
1. Lịch sử của trái gấc
Gấc là loại cây mọc hoang được tìm thấy ở Việt Nam. Một số nước Đông Nam Á, sau này được trồng để lấy quả dùng làm thực phẩm.
Loại cây này đã được cha ông ta sử dụng từ rất lâu đời. Qủa gấc không chỉ được sử dụng trong các món ăn dân dã như xôi gấc, bánh chưng gấc…
Mà còn là một vị thuốc quý đến từ thiên nhiên.
Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau.
-Lá mọc so le, chia thùy khía sâu tới ½ phiến lá.
-Hoa đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5.
-Quả hình bầu dục dài độ 15-20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi. Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau.
Trong quả có nhiều hạt xếp thành những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi.
Bóc lớp màng đỏ sẽ thấy hạt hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa. Trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu.
-Trồng bằng hạt hay dâm cành bánh tẻ vào tháng 2-3 khi tiết trời ấm áp.
-Cây ưa đất tơi xốp, cao ráo, nhiều mùn, ẩm mát; trồng một năm thu hoạch nhiều năm.
Trồng bằng hạt đã đồ chín hay chưa đồ chín cây vẫn cho quả.
Tên khoa học: Momordica cochinchinensis Spreng.
Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae).
Tên khác: Mộc miết, Muricic (Pháp), Cochinchina Momordica (Anh).
2. Mô tả trái gấc
Gấc là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng trong cả lĩnh vực ẩm thực, y học và làm đẹp.
– Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100g thịt gấc chứa 15mg carotene (tiền vitamin A) và 16mg lycopen.
– Quả gấc càng chín thì hàm lượng carotene sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên.
Trái gấc có thể được xem là một nguồn thực phẩm chức năng vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người Việt Nam.
Ở một số nước trên thế giới, đôi khi Gấc còn được đặt tên hiệu thương mại là loại trái cây đến từ thiên đường.Không chỉ bởi trên giàn dây Gấc luôn hướng về phía mặt trời.
Mà còn là nguồn cung cấp vô cùng dồi dào các vi chất chống oxy hoá tự nhiên quý giá có trong gấc như :
Beta-carotene, lycopenne và tocoperol.
Hoàng Gia xin giới thiệu tới các bạn những cách chế biến gấc thịnh hành nhất hiện nay
1. Cách làm dầu gấc
Gấc rửa sạch, bổ quả gấc ra làm đôi rồi nạo phần múi gấc ra cho vào bát Sau khi nạo gấc xong, cho hỗn hợp phần hạt gấc
Thịt gấc vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất khoảng 15-20 phút để hạt gấc đã se lại, dễ dàng tách phần thịt gấc ra khỏi hạt.
Sau khi đã tách được phần thịt gấc, cho thịt gấc vào nồi có đế dày, đổ dầu dừa (hoặc dầu ô liu, dầu đậu nành) vào, quấy đều.
Để lửa liu riu cho hỗn hợp này sôi đến khi nhìn thấy màu của thịt gấc chuyển sang màu nâu đỏ đậm thì tắt bếp (khoảng tầm 40 phút).
Tiếp đó, đổ phần hỗn hợp này lọc qua rây, chỉ lấy phần tinh chất dầu gấc trong, nhớ bỏ cặn.
Dầu gấc đúng chuẩn là có màu đỏ cam, trong, và có mùi thơm ngậy.
Nên để dầu gấc vào lọ thủy tinh, tránh để vào hộp nhựa (sẽ không tốt cho quá trình bảo quản).
Để dầu gấc nơi thoáng mát, tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào hoặc để ở ngăn mát tủ lạnh.
Dầu gấc có thể dùng trong 1 năm tính từ khi được làm ra.
Dầu gấc là một loại thực phẩm được chế biến từ trái gấc tươi ở dạng dung dịch có tác dụng tốt với sức khỏe và làm đẹp.
2. Cách làm Bột gấc
Quả gấc chín bổ đôi lấy ruột
Tách bỏ hạt chỉ lấy phần thịt gấc. Đem phần thịt gấc đi sấy hoặc phơi thật khô rồi nghiền thành bột.
Dùng bột gấc để chế biến thành món xôi giấc hay các món bánh đều rất tiện lợi
vừa tốt cho sức khỏe lại vừa ngon miệng.
HOÀNG GIA SƯ TẦM